Tuyến DT769 nằm trong nhóm đầu tư công nhóm A được Hội đồng Nhân dân tỉnh Đồng Nai thông qua vào tháng 12/2021. Dự án nâng cấp, mở rộng đường DT 769 huyện Thống Nhất và Long Thành được tách thành 02 dự án độc lập : (1) Dự án Nâng cấp đường DT 769 huyện Thống Nhất và Long Thành và (2) Dự án bồi thường, hỗ trợ tái định cư, giải phóng mặt bằng Nâng cấp mở rộng đường DT 769 huyện Thống Nhất và huyện Long Thành.

THÔNG TIN CHI TIẾT TUYẾN DT 769

+ Quy mô đầu tư : công trình ô tô, đường cấp II. Vận tốc thiết kế 80km/h.

+ Địa điểm thực hiện dự án : huyện Thống Nhất và huyện Long Thành. Tiến độ thực hiện dự án tối đa 06 năm. Dự kiến bố trí vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 khi đủ điều kiện về nguồn vốn.

+ Thời gian thực hiện : 2022 – 2027.

+ Cơ cấu nguồn vốn : ngân sách tỉnh ( nguồn đấu giá đất ).

+ Tổng mức đầu tư: khoảng 6.256,3 tỷ đồng. Cụ thể: chi phí xây dựng khoảng 2.246,5 tỷ đồng ; chi phí tư vấn, quản lý dự án và chi phí khác khoảng 143,9 tỷ đồng ; chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng khoảng 3.423,4 tỷ đồng ; chi phí dự phòng khoảng 442,5 tỷ đồng.

Tuyến DT 769 ( hiện hữu) đi qua thi trấn Dầu Giây, xã Hưng Lộc và xã Lộ 25 thuộc địa bàn huyện Thống Nhất

Nâng cấp, mở rộng tuyến DT 769 với chiều dài khoảng 29,78 km.

Điểm đầu tuyến giao với Quốc lộ 1 tại Ngã tư Dầu Giây, huyện Thống Nhất.

Điểm cuối tuyến giao với Quốc lộ 51 tại Ngã tư Lộc An, huyện Long Thành.

Nâng cấp đoạn đường cũ kết hợp xây dựng mở mới đảm bảo quy mô mặt cắt ngang phân thành các đoạn như sau:

1/ Đoạn qua thị trấn Dầu Giây từ Km0+000 đến Km3+240: bề rộng phần xe chạy 2 x 15m, dải phân cách giữa rộng 3m, vỉa hè rộng 2 x 6m.

2/ Đoạn từ cuối thị trấn Dầu Giây đến Vành đai 4 (đường HL10): bề rộng phần xe chạy 2 x 11m, dải phân cách giữa rộng 1,5m, phần xe thô sơ, lề gia cố 2 x 3m, lề đất 2 x 0,5m. Riêng đoạn qua trung tâm xã Lộ 25 (Km10+200 đến Km13+200) có bố trí vỉa hè rộng 2 x 5m.

3/ Đoạn từ Vành đai 4 đến cuối đường D1 khu tái định cư Lộc An – Bình Sơn: Bề rộng phần xe chạy 2 x 11,5m, dải phân cách giữa rộng 1,5m, dải phân cách biên rộng 2 x 0,5m, bề rộng phần xe hỗn hợp 2 x 6m, lề đất rộng 2 x 0,5m.

4/ Đoạn qua khu tái định cư Lộc An – Bình Sơn (dài khoảng 2,5 km): mở rộng mặt đường bằng cách giảm bề rộng vỉa hè: bề rộng phần xe chạy 2 x 11,5m, dải phân cách giữa rộng 1,5m, dải phân cách biên 2 x 0,5m, bề rộng phần xe hỗn hợp 2 x 6m, vỉa hè rộng 2 x 3,75m.

5/ Đoạn đầu đường D1 khu tái định cư Lộc An – Bình Sơn đến QL51B : bề rộng phần xe chạy 2 x 11,5m, dải phân cách giữa rộng 1,5m, dải phân cách biên rộng 2 x 0,5m, bề rộng phần xe hỗn hợp 2 x 6m, vỉa hè rộng 2 x 3,75m.

* Xây dựng cầu, hệ thống thoát nước, điện chiếu sáng, cây xanh, an toàn giao thông.

THÔNG TIN 02 QUỸ ĐẤT LỢI THẾ VỚI TỔNG DIỆN TÍCH 214HA

Để tạo vốn phát triển hạ tầng giao thông, UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt 02 quỹ đất vị trí rất đẹp dọc tuyến DT 769 làm quỹ đất lợi thế, 02 quỹ đất này sẽ được thu hồi và đấu giá. Dự kiến thu hồi và bồi thường khoảng 753 tỷ đồng. Và số tiền dự kiến sau khi đấu giá đem về khoảng 12.354.000 triệu đồng.

Tổng diện tích 214ha quỹ đất lợi thế nằm tại 02 huyện lần lượt với diện tích: huyện Thống Nhất diện tích 24ha và huyện Long Thành với diện tích 217ha. Vị trí cụ thể ( hình phía dưới ):

*Địa bàn huyện Thống Nhất: thuộc xã Lộ 25

Vị trí nằm kẹp giữa 01 tuyến đường cấp Quốc Gia là Vành đai 4 TP.HCM và 02 tuyến đường tỉnh là DT 780B và DT 769

*Địa bàn huyện Long Thành: thuộc 02 xã Bình Sơn và Lộc An

Vị trí nằm kẹp giữa 02 dự án quy mô lớn tại huyện Long Thành đó là dự án Tái định cư Lộc An – Bình Sơn ( 282ha) và Dự án Khu dân cư Bình Sơn ( 284ha). Đồng thời có 2km mặt tiền DT 769 là điểm cộng rất lớn cho quỹ đất này.

Việc khai thác 02 quỹ đất trên được thực hiện giao đất theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất. Việc tổ chức đấu giá được thực hiện theo quy định pháp luật và theo quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng được phê duyệt.

Mình hay được nhận câu hỏi từ anh chị lần đầu tiên nghe đến cụm từ ” Đất lợi thế”. Vậy, ” Đất lợi thế” là sao?

Hiện nay, pháp luật đã có quy định về khai thác quỹ đất vùng phụ cận các dự án hạ tầng kỹ thuật, xây dựng, chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn ( bao gồm các dự án hạ tầng giao thông đường bộ), cụ thể:

Theo khoản 4 Điều 62 Luật Quy hoạch đô thị năm 2009: ” Khi triển khai các dự án phát triển các tuyến đường giao thông theo quy hoạch đã được phê duyệt, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải đồng thời tổ chức thu hồi 02 bên đường theo quy hoạch, tổ chức đấu giá hoặc đấu thầu để lựa chọn chủ đầu tư theo quy định của pháp luật.”Theo Điều 39 và Điều 40 Luật đất đai 2013 có quy định đối với dự án hạ tầng kỹ thuật, xây dựng,chỉnh trang đô thị( khu đô thị ), khu dân cư nông thôn phải đồng thời xác định vị trí, diện tích đất thu hồi trong vùng phụ cận để đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án nhà ở thương mại, dịch vụ, sản xuất, kinh doanh.Theo khoản 1 Điều 118 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2018 quy định : ” Khai thác quỹ đất để tạo vốn phát triển kết cấu hạ tầng là việc Nhà nước áp dụng cơ chế thu hồi đất vùng phụ cận của đất phục vụ dự án đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng theo quy định của pháp luật về đất đai nhằm tạo quỹ đất để tạo vốn phát triển kết cấu hạ tầng”.Theo khoản 1, khoản 2 Điều 16 Nghị định 33/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 04 năm 2019 của Chính Phủ quy định về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ:

“ 1. Việc khai thác quỹ đất để tạo vốn phát triển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được thực hiện theo quy định tại Điều 118 của Luật quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật về đất đai.

2. Khai thác quỹ đất để tạo vốn phát triển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là việc Nhà nước áp dụng cơ chế thu hồi đất vùng phụ cận ngoài diện tích đất phục vụ dự án đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng đường bộ nhằm tạo quỹ đất để tạo vốn phát triển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ”.

Theo điểm b khoản 4 Điều 16 Nghị định số 33/2019/NĐ-CP: ” Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt đối với Đề án khai thác quỹ đất để tạo vốn phát triển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc phạm vi quản lý sau khi có ý kiến của Hội đồng nhân dân cùng cấp”.

Việc mở mới, nâng cấp các tuyến đường giúp người dân thuận tiện đi lại, làm ăn kinh tế được thuận lợi hơn. Và chiến lược đấu giá các quỹ đất dọc các tuyến đường mà Nhà nước đã chi tiền để triển khai xây dựng giúp Nhà nước tận dụng được hết nguồn lực đất đai, giải quyết tình trạng chênh lệch địa tô. Đồng thời, sau khi đấu giá, các chủ đầu tư phát triển Khu dân cư đồng bộ, hoặc Thương mại dịch vụ ( phụ thuộc vào quy hoạch sử dụng đất) sẽ kéo theo sự phát triển dịch vụ, thương mại, thu hút thêm nhiều lĩnh vực phát triển theo.

Bài viết liên quan